Thi công trọn gói nhà ở dân dụng tại Hà Nội Thi công trọn gói nhà ở dân dụng tại Hà Nội
Thi công trọn gói biệt thự tại Hà Nội Thi công trọn gói biệt thự tại Hà Nội
Ảnh cán bộ nhân viên Thịnh Phát Ảnh cán bộ nhân viên Thịnh Phát
Đội ngũ kỹ thuật Thịnh Phát Đội ngũ kỹ thuật Thịnh Phát

Chuẩn bị ngân sách khi xây nhà trọn gói

Xây nhà là một việc lớn và có thể coi là một đại sự đối với đa số người dân Việt Nam nói chung. Về cơ bản, nếu không có những biến cố bất ngờ xảy đến thì đa phần mọi người cũng chỉ thực hiện việc xây nhà một đến hai lần trong đời; hoặc kể cả đối với những chủ đầu tư xây nhà để kinh doanh thì ngôi nhà cũng là một tài sản có giá trị rất lớn với mục đích sử dụng trong thời gian dài. Chính vì vậy, trước khi tiến hành công việc xây dựng một ngôi nhà thì các gia chủ nên dành thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng các yếu tố cần thiết để công việc được tiến hành một cách thuận lợi, đem lại hiệu quả.
Một trong những công tác hết sức quan trọng của việc xây nhà nói chung hoặc xây nhà trọn gói nói riêng là chuẩn bị ngân sách. Đây là bước đầu tiên trong quá trình hiện thực hoá ngôi nhà mơ ước từ khi còn là ý tưởng đến khi thành sản phẩm hữu hình.
Vậy, để làm tốt công tác hoạch định ngân sách xây nhà trọn gói thì gia chủ cần làm những gì?

1/ Xác định rõ ràng nhu cầu nhà ở
- Xác định rõ nhu cầu về công năng sử dụng
+ Đối với công trình xây dựng phục vụ nhu cầu nhà ở gia đình, các gia chủ cần có sự thảo luận, bàn bạc và thống nhất giữa các thành viên để tìm ra nhu cầu thiết yếu ở thời điểm hiện tại; tiếp theo đó là đến các nhu cầu có thể phát sinh trong tương lai gần rồi sau đó đến tương lai xa. Bởi nhu cầu công năng sử dụng nhà ở ảnh hưởng đến khối lượng xây dựng nói chung, từ đó quyết định đến ngân sách xây dựng.
+ Đối với các chủ đầu tư xây dựng công trình nhằm mục đích kinh doanh thì cần tìm hiểu rõ thị trường mục tiêu, từ đó quyết định công trình xây dựng phục vụ nhóm đối tượng khách hàng nào, với yêu cầu công năng ra sao.
- Nhu cầu về vật tư sử dụng
Đối với một công trình xây dựng, các vật tư sử dụng có thể được phân ra làm ba nhóm:
+ Nhóm các vật tư hình thành kết cấu công trình: Quyết định tính bền vững của công trình (Thép, xi măng, cát, gạch, đá…)
+ Nhóm các vật tư thuộc các hạng mục ngầm, bị che lấp, sửa chữa phức tạp (Dây điện, ống nước, ống điều hoà, các loại dây cáp ngầm, vật tư chống thấm…)
+ Nhóm vật tư hoàn thiện bên ngoài, dễ sửa sửa chữa, thay thế: (Sơn bả, thạch cao, cửa, cầu thang, thiết bị vệ sinh, thiết bị điện...)
Việc phân chia các vật tư sử dụng thành ba nhóm như vậy sẽ giúp quý gia chủ có được thứ tự ưu tiên trong việc đầu tư ngân sách xây dựng nhà. Ngoài ra, đối với các chủ đầu tư xây nhà để kinh doanh thì các vật tư sử dụng cũng được quyết định mục đích sử dụng công trình hay nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu mà chủ đầu tư hướng tới.

2/ Tham khảo phạm vi được phép xây dựng
Ngay khi phát sinh nhu cầu xây dựng nhà ở, quý gia chủ nên thực hiện việc tham khảo về phạm vi công trình được phép xây dựng trên mảnh đất của mình (cấp phép xây dựng).
- Tham khảo các quy định chung về cấp phép xây dựng: Quý gia chủ có thể tìm đọc trên các kênh chính thống các quy định của pháp luật về cấp phép xây dựng. Đối chiếu xem công trình của mình thuộc loại hình gì và được quy định ở điều nào, khoản nào. Từ đó có định hình chung về quy mô được phép xây dựng của ngôi nhà tương lai.
- Quan sát các công trình trong khu vực: Bằng trực quan, quý gia chủ có thể quan sát mặt bằng chung về quy mô xây dựng của các công trình trong cùng dãy phố hoặc các công trình có điều kiện tương đồng với nhà mình trên cùng một địa bàn phường, quận. Nếu nhu cầu xây dựng nhà ở của bạn thấp hơn mặt bằng chung của các công trình hiện hữu, như vậy tính khả thi rất cao. Ngược lại, nếu nhu của bạn lại cao hơn đáng kể so với mặt bằng trung bình của khu vực thì cần tiến hành tham khảo từ các cơ quan chức năng chủ quản để có được thông tin chính xác nhất.
- Tham khảo cơ quan phụ trách cấp phép xây dựng tại địa bàn sở tại: Cơ quan thụ lý việc cấp phép xây dựng công trình nhà ở là Phòng quản lý đô thị nằm trong UBND cấp quận. Khi đến đây, bạn mang theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) bản phô tô; Chứng minh nhân dân/ căn cước công dân người đứng tên trong sổ để tìm hiểu về các thông tin cần biết như: Có vướng quy hoạch, tranh chấp không; phạm vi xây dựng được cấp phép như thế nào. Từ đó, bạn đối chiếu với nhu cầu sử dụng nhà ở của gia đình để quyết định quy mô công trình xây dựng.

3/ Tham khảo địa chất
Để định hình ngân sách xây dựng bạn đầu thì các quý gia chủ cũng nên thực hiện việc tham khảo sơ bộ các công trình lân cận về địa chất nói chung. Thông thường, trong một phạm vi nhỏ thì địa chất hầu như không có sự khác biệt quá lớn. Tất nhiên khi đi vào thực tế triển khai công việc xây dựng, đơn vị thi công sẽ thực hiện các công tác quan trắc, thăm dò, khảo sát địa chất cụ thể; nhưng ở giai đoạn ban đầu này thì các thông tin sơ bộ về địa chất của các công trình lân cận sẽ giúp gia chủ tạm tính được một khoản ngân sách cần phải bỏ ra cho công tác gia cố đất nền.

4/ Khảo sát các hộ liền kề
- Khảo sát hiện trạng các công trình liền kề để có biện pháp đảm bảo cho sự an toàn của các công trình đó trong quá trình triển khai thi công.
- Khảo sát tâm lý các hộ liền kề, tiên lượng các tình huống tranh chấp có thể phát sinh trong quá trình thi công, từ đó có sự chuẩn bị về giải pháp xử lý cũng như chi phí dự phòng rủi ro.
5/ Tham khảo đơn vị thi công trực tiếp
Sau khi đã tập hợp được các dữ kiện cơ bản, quý gia chủ nên tiến hành gặp gỡ để trao đổi trực tiếp với một vài đơn vị mà quý gia chủ đánh giá là uy tín. Các đơn vị này sẽ tiến hành tổng hợp thông tin, tư vấn và lập phương án ngân sách một cách cụ thể, chi tiết và chính xác. Tham khảo bài viết: Làm thế nào để lựa chọn nhà thầu uy tín?

Nhằm đem lại độ chính xác cao nhất cho việc lập ngân sách xây nhà trọn gói, trong quá trình gặp gỡ, Thịnh Phát sẽ cùng quý khách hàng trao đổi kỹ lưỡng các nội dung sau:
- Lập phương án theo yêu cầu: Từ ý tưởng ban đầu về nhu cầu công năng sử dụng của khách hàng, Thịnh phát tiến hành tư vấn tại chỗ các điểm bất cập lớn, đồng thời đưa ra các đề xuất phù hợp về mặt kiến trúc cũng như đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng. Ngay sau đó, chúng tôi sẽ tiến hành lập bản vẽ mặt bằng công năng các tầng, có thể hỗ trợ bản vẽ 3D không gian các tầng để quý khách hàng có hình dung rõ nhất về ngôi nhà trong tương lai.

3d mat cat

3D mat bang tang 2

Dựng không gian để khách hàng dễ hình dung nhất


- Tư vấn vật tư sử dụng: Ở bước này, chúng tôi sẽ tiếp nhận chi tiết nhất yêu cầu của quý khách hàng về từng chủng loại vật tư cấu thành lên ngôi nhà. Tư vấn các chủng loại vật tư phù hợp với nhu cầu, mục đích sử dụng cũng như khả năng tài chính của khách hàng.

mau du toan phan hoan thien

Minh hoạ một trang trong Bảng dự toán chi tiết của Thịnh Phát gửi khách hàng


- Dự trù, tiên lượng các chi phí
Với kinh nghiệm hơn 8 năm hoạt động trong lĩnh vực xây nhà trọn gói tại Hà Nội, Thịnh Phát hoàn toàn có thể đưa ra cho khách hàng bảng dự trù các chi phí cần thiết hoặc tiên lượng về các chi phí có thể phát sinh (ngoài chi phí xây dựng công trình) như:
+ Chi phí cấp phép xây dựng
+ Chi phí cấp điện, nước; điện ba pha (nếu có)
+ Chi phí phát sinh có liên quan (giao thông công chính, vệ sinh môi trường)
+ Chi phí biện pháp thi công: Trong thi công phá dỡ, đào móng, các biện pháp đảm bảo an toàn cho công trình liền kề.
+ Thuế, phí có liên quan: Thuế xây dựng, hợp đồng thuê bãi đổ phế thải xây dựng
+ Lập tiến độ thanh toán.
+ Hỗ trợ lập phương án huy động ngân sách: Trong trường hợp quý khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn vay ngân hàng, Thịnh Phát sẽ tư vấn quý khách hàng lập biện pháp vay vốn nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng công trình một cách hiệu quả nhất.
Tham khảo: BÁO GIÁ XÂY NHÀ TRỌN GÓI

 

Quý khách hàng quan tâm đến thiết kế và chi phí xây nhà trọn gói tại Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc vui lòng liên hệ qua email, điện thoại hoặc Zalo để được tư vấn miễn phí!

Công ty Cổ phần đầu tư và xây lắp Thịnh Phát

Hotline/Zalo: 0936262728

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.